* Kết quả nổi bật 2019
1. Thực hiện năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”:
Tổ chức lễ phát động, tổ chức 757 sự kiện và trên 100 lớp truyền thông, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, tọa đàm, hội thi, hội diễn về phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy, tín dụng đen; an toàn thực phẩm; giáo dục đạo đức lối sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trên 20 ngàn học sinh, sinh viên, 80% HVPN được tiếp cận các nội dung an toàn. Xây dựng và ra mắt mô hình điểm “Gia đình an toàn”,“Giáo dục cha mẹ” tại xã Tiên Mỹ, Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước; “Gia đình an toàn cho mẹ và con” tại thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú (Thăng Bình); duy trì nhân diện 1.270 mô hình trên các lĩnh vực với 57.120 người tham gia (trong đó: lĩnh vực gia đình 414 mô hình với 10.772 người; lĩnh vực kinh tế: 247 mô hình với 10.311 người; xây dựng tổ chức Hội 12 mô hình với 430 người tham gia, mô hình khác:CVĐ rèn luyện bốn phẩm chất, TDTT, VHVN có 597 mô hình với 35.607 người tham gia).
2. Hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho đồng bào vùng biên trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”
Hoạt động cấp tỉnh, năm 2019 CB, HV đã vận động tiết kiệm nộp về tỉnh với số tiền 1,024 tỷ đồng. Triển khai 04 đợt ra quân tại huyện Tây Giang, Nam Giang, mở 12 lớp truyền thông, tập huấn, tọa đàm cho 1.100 lượt CB, HV, PN; hỗ trợ xây dựng và bàn giao 05 mái ấm tình thương; trao 10 con bò giống sinh sản, hỗ trợ xây dựng 02 mô hình nuôi ngan với 300 con ngan giống cho 20 hộ; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây Đảng Sâm xen Bắp nếp với 02 hecta; tặng trên 400 suất quà (trị giá từ 500.000-800.000 đồng/suất), 700 áo ấm các loại cho HV, PN nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, UBND, Hội LHPN huyện, xã, cán bộ, chiến sỹ các đồn Biên phòng thuộc các xã biên giới và huyện miền núi cao. Tổng kinh phí hỗ trợ 886 triệu đồng (trong đó kinh phí vận động trong CB, HV: 686 triệu đồng; nguồn TW Hội Chữ Thập đỏ: 200 triệu đồng).
Hoạt động cấp huyện và cơ sở, 100% Hội LHPN cấp huyện và cơ sở tổ chức phát động hưởng ứng Chương trình; nhiều đơn vị tổ chức các hoạt động như hỗ trợ xây dựng 3 mái ấm tình thương (40-50 triệu/nhà), tặng 1.200 suất quà cho HV, PN nghèo, học sinh khó khăn, trao phương tiện sinh kế, giao lưu văn nghệ… tại các xã biên giới huyện Nam Giang, Tây Giang và các huyện miền núi cao với tổng kinh phí 833,5 triệu đồng. Hội LHPN huyện Nam Giang phối hợp Hội LHPN quận Liên Chiểu (tp Đà Nẵng) và các đơn vị hỗ trợ xây nhà, tặng quà, tổ chức các hoạt động với tổng kinh phí 435 triệu đồng.
3. Xây dựng gia đình 5 không 3sạch, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
100% cơ sở Hội đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện 277 hoạt động thiết thực, phù hợp tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh, tập trung vào công tác vệ sinh môi trường; giúp 544 hộ gia đình đạt các tiêu chí 5 không, 3 sạch; từ nguồn kinh phí TW Hội hỗ trợ 80 hộ gia đình phụ nữ khó khăn xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh số tiền 160 triệu đồng.
Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động, 100% huyện, thị, thành tổ chức phát động, cam kết sử dụng chai thủy tinh, bình đựng nước trong các cuộc họp và phát động phong trào nói không với sản phẩm nhựa dừng một lần từ huyện đến cơ sở. Đối với cấp tỉnh, đã sử dụng bình, ly thuỷ tinh thay thế chai nhựa sử dụng một lần phục vụ các cuộc họp, hội thảo, hội nghị của cơ quan, Ban Chấp hành. Một số địa phương giới thiệu sản phẩm thay thế túi nilon và rác thải nhựa dùng một lần như: trao tặng 9.794 giỏ nhựa đi chợ, 4.500 túi ni lông tự huỷ, 2.850 chai, lọ thuỷ tinh, 7.480 cặp lồng đựng thức ăn, 7.600 túi lưới, túi vải, 140 thùng đựng rác, 200 rổ tre...; Xây dựng mô hình “Sử dụng cặp lồng mua thức ăn - Bạn sẽ được giảm giá 1.000 đồng” (Phú Ninh), mô hình “Chợ nói không với rác thải nhựa”(Đại Lộc), mô hình “xách giỏ nhựa và hộp nhựa thay thế túi nilon khi đi chợ” (Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ, Bắc Trà My, Nam Trà My, Nông Sơn); đào hố rác để xử lý rác hữu cơ ngay tại hộ gia đình; “Đổi rác thải nhựa lấy sản phẩm gia dụng”; sử dụng rổ tre thay thế rổ nhựa....
4. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hậu phương quân đội
Các cấp Hội đã vận động với tổng số tiền trên 6,8 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng 73 mái ấm tình thương và sửa chữa 18 nhà, tặng 3.200 suất quà, 820 sổ tiết kiệm cho HV, PN nghèo, gia đình chính sách, Mẹ VNAH, dân quân huấn luyện tại địa phương, tặng 820 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Các cấp Hội đã đến thăm, động viên và tặng quà cho 2.400 thanh niên nhập ngũ đợt I/2019 với tổng tiền, quà trị giá 544 triệu đồng.
Hội LHPN tỉnh tổ chức đoàn đến thăm và làm việc với Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá; hỗ trợ xây dựng 04 mái ấm tình thương, tặng 10 suất quà cho 14 gia đình chính sách, gia đình có người thân từng tham gia chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam, tổng giá trị các hoạt động gần 250 triệu đồng.
Hỗ trợ xây dựng 04 mái ấm tình thương cho HVPN nghèo tỉnh Sê Koong (50 triệu đồng/nhà); tặng quà cho CB, HVPN tỉnh Sê Koong; thăm, tặng quà các hộ gia đình Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây dựng nhà năm 2016, 2018; tổng trị giá các hoạt động trên 250 triệu đồng.
5. Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thoát nghèo
Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức thành công chuỗi sự kiện “Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo miền Trung- Tây Nguyên”, tổ chức Lễ phát động “ Ngày hội phụ nữ Quảng Nam khởi nghiệp sáng tạo lần thứ hai”, “Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất”- Techfest Quảng Nam 2019; tổ chức trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ Quảng Nam và khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Tổ chức trưng bày 19 gian hàng giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ Quảng Nam, 15 gian hàng ẩm thực xứ Quảng từ ngày 16 đến ngày 18/5/2019. Hưởng ứng Cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong phụ nữ” lần thứ II, năm 2019 . Kết quả, có 53 ý tưởng tham gia gửi về Hội LHPN tỉnh, trong đó có 15 ý tưởng được vào vòng chung khảo.
Các cấp Hội đã hỗ trợ 152 phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh với các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của 05 HTX, hỗ trợ thành lập mới 02 HTX do phụ nữ quản lý. Tính đến 30/9/2019, tổng dư nợ nguồn vốn Ngân hàng CSXH là 1.875 tỷ đồng cho 54.374 hộ vay; vốn Quỹ phát triển kinh tế - xã hội 11,425 tỷ đồng cho 1.589 hộ vay. Vận động 3,132 tỷ đồng trao 1.062 phương tiện sinh kế cho 1.062 lượt HV, PN nghèo (gồm 105 con bò, 225 con heo, 12.477 gà, vịt và nhiều phương tiện sinh kế khác như: máy may, xe nước mía, xe máy, cây giống (keo), phân bón..., đăng ký giúp 683 hộ phụ nữ thoát nghèo.
6. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
Hội LHPN tỉnh tổ chức thành công Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIII (2016-2021), Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII (2017-2022), tặng Bằng khen cho 44 cá nhân đạt danh hiệu “Cán bộ Hội cơ sở giỏi”. 100% cấp huyện và cơ sở tổ chức Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ và biểu dương, khen thưởng cho gần 1.000 cán bộ Hội cơ sở giỏi.
Trong năm, đã phát triển 8.033 hội viên, nâng số hội viên lên 313.436/444.621, tỷ lệ 70,5%; 100% cơ sở Hội tập hợp hội viên đạt từ 50% trở lên; Giới thiệu 428 CB, HV, PN ưu tú cho Đảng xem xét, đã kết nạp được 320 chị. 100% cán bộ Hội cấp tỉnh, huyện và 99% Chủ tịch Hội LHPN cấp xã đạt chuẩn chức danh theo quy định; sau Đại hội đại biểu Mặt trận cấp cơ sở, có 11 Chủ tịch Hội LHPN cơ sở được chuyển sang giữ chức vụ Chủ tịch UBMT, Phó Chủ tịch HĐND cùng cấp. Hội LHPN các cấp đã củng cố, bổ sung 11 Chủ tịch, 14 Phó chủ tịch Hội và 34 Chi hội trưởng, Tổ trưởng đảm bảo hoạt động.
Hội LHPN tỉnh chủ trì giám sát thực hiện quyền dân chủ cơ sở đối với 6 xã/3 huyện Tây Giang, Đông Giang, Duy Xuyên; cấp huyện giám sát 9 chính sách; tham mưu Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức diễn đàn đối thoại với hơn 300 đại biểu cán bộ nữ, cán bộ Hội LHPN các cấp trong tỉnh chủ đề “Cấp ủy và cán bộ nữ, cán bộ Hội LHPN các cấp tỉnh Quảng Nam”. Tại diễn đàn có trên 30 ý kiến phát biểu liên quan đến tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND, cơ chế chính sách cho CB, CC, VC nữ, nhất là nữ dân tộc thiểu số. Các ý kiến tham gia được chủ trì giải thích, trả lời tại diễn đàn và thông báo bằng văn bản.
* 8 trọng tâm chỉ đạo 2020:
Về chủ đề: Tiếp tục thực hiện Chủ đề năm 2020 "An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; đợt thi đua đặc biệt với Chủ đề "90 hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em”.
1. Tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2020 “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” với trọng tâm ưu tiên thực hiện thống nhất trong hệ thống Hội về phòng chống xâm hại trẻ em. Ngoài ra tùy tình hình thực tế các địa phương có thể lựa chọn thêm nội dung để triển khai cho phù hợp.
2. Tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 110 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, các hoạt động tôn vinh, tri ân nhân các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội.
3. Phát động đợt thi đua đặc biệt sôi nổi, sâu rộng, tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, kỷ niệm 90 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam (1930–2020); tiếp tục thực hiện phong trào thực hành tiết kiệm theo gương Bác nhằm chung tay hỗ trợ, giúp đỡ HV, PN nghèo, phụ nữ vùng biên giới, biển đảo có điều kiện vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống. Sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2018-2020.
4. Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước Hội LHPN Việt Nam lần thứ IV, Đại hội thi đua yêu nước tỉnh lần thứ VIII; lựa chọn điển hình tham dự Đại hội thi đua yêu nước do TW, tỉnh, huyện tổ chức, biểu dương gương điển hình phụ nữ giúp thoát nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
5. Làm tốt công tác tham mưu, giới thiệu cán bộ nữ tham gia nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho nữ ứng cử viên. Giới thiệu cán bộ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
6. Chuẩn bị các hoạt động tổ chức Đại hội đại biểu Phụ nữ cấp cơ sở, cấp huyện và Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.
7. Tổ chức thực hiện các giải pháp thu hút phụ nữ, tập hợp hội viên và củng cố, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội các cấp nhất là đội ngũ chi hội trưởng trong tình hình hiện nay, góp phần thực hiện tốt khâu đột phá “Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội cơ sở; đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ; phát huy quyền làm chủ của hội viên, phụ nữ”. Lựa chọn và tổ chức giao lưu Chi hội trưởng giỏi theo cụm.
8. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện Tuần áo dài Việt Nam với chủ đề “Áo dài – Di sản văn hóa Việt Nam” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động.
* 10 chỉ tiêu cụ thể 2020:
1. Mỗi cơ sở Hội tổ chức ít nhất 02 hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; phấn đấu 80% trở lên hội viên phụ nữ được tuyên truyền.
2. Mỗi cơ sở Hội phát hiện, xây dựng, biểu dương, tuyên truyền nhân rộng ít nhất 02 điển hình là cá nhân, phụ nữ tiêu biểu, mô hình hoặc cách làm hay.
3. Mỗi cơ sở Hội đăng ký với Ban chỉ đạo, Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh: đảm nhận phần việc vệ sinh môi trường góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; giúp thêm ít nhất 2 hộ gia đình đạt các tiêu chí 5 không, 3 sạch.
4. 100% hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng trợ cấp xã hội do phụ nữ làm chủ được hội giúp đỡ, trong đó mỗi cơ sở Hội giúp ít nhất 02 hộ đủ điều kiện thoát nghèo.
5. Phấn đấu 100% gia đình cán bộ, hội viên phụ nữ miền núi không có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
6. Phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho lao động nữ: đồng bằng 100 người/huyện, miền núi 50 người/huyện; tư vấn giới thiệu việc làm sau đào tạo, giới thiệu xuất khẩu lao động.
7. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, trao phương tiện sinh kế cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, đồng bằng ít nhất 08 người/huyện, miền núi ít nhất 02 người/huyện.
8. Phát triển 6.965 hội viên; không có Hội cơ sở tỷ lệ hội viên dưới 55%; tỷ lệ hội viên sinh hoạt thường xuyên trên 60%. Phấn đấu, duy trì trên 85% Hội cơ sở vững mạnh, trong đó phấn đấu trên 40% đạt vững mạnh toàn diện.
9. Mỗi cơ sở Hội phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu ít nhất 01 cán bộ, hội viên, phụ nữ ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp.
10. 100% Hội LHPN từ tỉnh đến huyện, xã giám sát ít nhất 1 chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Tham gia đóng góp ý kiến, phản biện xã hội các văn bản dự thảo liên quan khi có yêu cầu.